Ấn phẩm ICAFIS

  • SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LUẬT LAO ĐỘNG 2019 TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
    Tác giả: ICAFIS, ILO, Ban cố vấn Thúc đẩy Trách nhiệm xã Hội Doanh nghiệp trong ngành Thuỷ sản Việt Nam
    Ngày xuất bản : 04/22/2022
    Mô tả ngắn :
    Sổ tay Hướng dẫn thực hành Luật lao động 2019 trong ngành thuỷ sản là một sản phẩm của Tổ chức ILO phối hợp cùng Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thuỷ sản Bền vững (ICAFIS)- Hội nghề cá Việt Nam và các chuyên gia tư vấn đã dành thời gian và tâm huyết để biên soạn cuốn sổ tay này nhằm mang lại một tài liệu phù hợp với người sử dụng lao động và người lao động trong ngành thuỷ sản Việt Nam.
  • Báo cáo đánh giá nguồn lợi, môi trường, xã hội và quản lý nguồn lợi nghêu cho ba tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh
    Tác giả: TS. Cao Lệ Quyên, Ths. Đào Việt Long, Ths. Hoàng Văn Cường, Ths. Vũ Thị Hồng Ngân, Ths. Hồ Thu Minh, Ths. Lê Thị Thu Hương, Ths. Đinh Xuân Lập, và các cán bộ VIFEP, ICAFIS
    Ngày xuất bản : 10/30/2019
    Mô tả ngắn :
    Nghêu (Meretrix lyrata), thuộc ngành nhuyễn thể hai mảnh vỏ, từng được coi là nguồn thực phẩm phụ trợ của người nghèo ở Việt Nam, đang dần trở thành sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính của nhiều địa phương ven biển. Hiện nay, sản xuất và chế biến nghêu đang trở thành nguồn sinh kế hấp dẫn và quan trọng của người dân vùng ven biển, góp phần cải thiện thu nhập và kinh tế cho hàng triệu nông hộ sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi được coi là “vựa nghêu” lớn nhất của cả nước. Tính đến nay, sản phẩm nghêu Việt Nam đã được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước trong khối Asean, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Úc và Canada...đem lại nguồn thu ngoại tệ hơn 80 triệu đô la mỗi năm. Tuy nhiên, nghề nuôi nghêu hiện nay đang gặp phải nhiều hó hăn, thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành nghêu. Trong khi đó, các thị trường nhập khẩu đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt về các tiêu chuẩn vệ sinh và chứng nhận bền vững cho các sản phẩm nghêu, tạo nhiều thách thức cho Việt Nam trong việc phát triển và mở rộng thị trường mặc dù nhu cầu nghêu tại châu Âu và châu Á rất cao. Bên cạnh đó, các bên liên quan trong chuỗi giá trị nghêu hiện nay vẫn đang hoạt động riêng lẻ mà chưa có một mô hình quản trị chuỗi giá trị hiệu quả đảm bảo sự tham gia của tất cả các tác nhân trong chuỗi. Trong bối cảnh đó, được sự tài trợ của Liên Minh Châu ÂU (EU), tổ chức Oxfam tại Việt Nam hợp tác với Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng phối hợp triển khai dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam” tại 03 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang (2018-2020). Dự án được thiết kế nhằm cải thiện thu nhập cho người sản xuất nghêu, giúp họ có được năng lực đàm phán và tiếp cận thị trường tiềm năng khi năng lực quản trị chuỗi của họ được cải thiện, đạt được chứng nhận, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường và có kết nối với các công ty chế biến và thương mại. Nhằm đạt được những kết quả và mục tiêu đã đề ra, trung tâm ICAFIS phối hợp cùng Oxfam tại Việt Nam, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Sở NN&PTNT và các HTX nuôi nghêu tại các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre thực hiện, triển khai hoạt động “ Đánh giá nguồn lợi, môi trường, xã hội và quản lý nguồn lợi nghêu cho 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh ”. Báo cáo này là kết quả của hoạt động đánh giá nói trên.
  • Báo cáo đánh giá hiện trạng và theo dõi loài thứ cấp, loài quý hiếm trong khai thác nghêu MSC tại tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre.
    Tác giả: Th.S Nguyễn Như Sơn, Th.S Nguyễn Xuân Toản, Nhóm cán bộ ICAFIS
    Ngày xuất bản : 10/30/2020
    Mô tả ngắn :
    KẾT LUẬN 1. Đánh giá về hiện trạng, theo dõi loài thứ cấp Kết quả khảo sát tại các bãi nghêu tại thời điểm thu hoạch nghêu thương phẩm, nhóm nghiên cứu bắt gặp được 07 loài thứ cấp (ốc cau, ốc bông, ốc mỡ, ốc gai, ốc viết, ốc mượn hồn và chang chang), trữ lượng loài thứ cấp tại các bãi nghêu được ước tính cụ thể như sau: - Tổng trữ lượng các loài thứ cấp đạt 943,5 tấn, chiếm 1,86% so với tỷ lệ trữ lượng nghêu thương phẩm đƣợc xác định trên bãi nghêu xã Tân Thành. Sản lượng loài thứ cấp ở gió mùa Tây Nam thấp hơn gió mùa Đông Bắc khoảng 1,76 lần; Phân bố sản lượng loài thứ cấp tập trung chủ yếu ở vùng cao triều, đặc biệt là vùng có nghêu thương phẩm chết nhiều. - Tại bãi nghêu của các HTX tỉnh Trà Vinh, thành phần loài thứ cấp trong bãi nghêu thấp từ 3 - 4 loài, tổng sản lƣợng ƣớc tính cho loài thứ cấp có tỷ lệ thấp so với ước tính trữ lượng nghêu, cụ thể: Thành Công là 1,27%, Tiến Thành là 0,22% và Thành Đạt là 1,10%; Sản lượng loài thứ cấp ở gió mùa Tây Nam thấp hơn gió mùa Đông Bắc dao động từ 1,2 - 1,7 lần; Tùy thuộc vào từng bãi nghêu của các HTX mà mật độ phân bố các loài thứ cấp có sự khác nhau rõ rệt. - Bãi nghêu của các HTX tỉnh Bến Tre, xuất hiện từ 2 - 6 loài thứ cấp, mật độ phân bố không cao, có tới 50% số trạm khảo sát không có các loài này; Tổng sản lượng ước tính loài thứ cấp có tỷ lệ thấp so với ƣớc tính trữ lƣợng nghêu, cụ thể: HTX Tân Thủy là 1,79%; HTX Thạnh Lợi là 0,92%; HTX Rạng Đông là 1,30% và HTX Đồng Tâm là 1,43%; Sản lượng loài thứ cấp tại gió mùa Đông Bắc cao hơn gió mùa Tây Nam dao động từ 1,4 - 2,3 lần. Khai thác nghêu thương phẩm chủ yếu là thủ công (bắt bộ), thân thiện với hệ sinh thái trên bãi nghêu của các hợp tác xã đã khảo sát. Ngoài ra, công tác theo dõi và quản lý khai thác các loài thứ cấp chưa được các HTX quan tâm, đặc biệt lập sổ nhật ký theo dõi các loài này. 2. Đánh giá về hiện trạng và tác động khai thác nghêu tới loài quý hiếm - Sự xuất hiện của các loài động thực vật quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Tại vùng nghêu của tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh xuất hiện có 5 loài thực vật, 32 loài chim, 26 loài cá, 22 loài bò sát, 16 loài thú, 2 loài giáp xác thuộc nhóm quý hiếm được định nghĩa theo các mức độ đe dọa tuyệt chủng từ cấp độ VU đến EX, có phân bố trên địa bàn khảo sát trong vòng bán kính 50 km, tỉnh Bến Tre là tỉnh có nhiều loài động thực vật quý hiếm nhất. Trong đó, loài Ngan cánh trắng, Rắn hổ mang, Trăn đất, Trăn gấm và Vít là loài đƣợc đánh giá ở mức rất nguy cấp. - Đánh giá tác động của hoạt động sản xuất nghêu các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng a) Đánh giá thông qua kiểm tra thực địa Hoạt động sản xuất nghêu tại 3 tỉnh dự án sử dụng các công cụ khai thác bằng tay, không sử dụng các loại hóa chất hay phương tiện cơ khí gây ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, việc khai thác nghêu không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tại vùng nghêu cũng như loài động thực vật quý hiếm. b) Đánh giá thông qua kiểm tra hồ sơ, chính sách tại địa phương Thông qua quá trình kiểm tra, tại 3 tỉnh đều tuân thủ những quy định của chính phủ về việc quản lý và bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, tại tỉnh Bến Tre và tỉnh Tiền Giang có xây dựng những quy định riêng cho tỉnh về bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm, tại tỉnh Trà Vinh hàng năm đều tổ chức các buổi tập huấn, phát tờ tuyên truyền bảo vệ nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và bảo vệ các loài quý hiếm. Tại cấp cộng đồng, tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, việc cấm khai thác săn bắn các loài động thực vật quý hiếm đều được quy định trong quy chế hoạt động của HTX; tổ cộng đồng và các Hợp tác xã tại tỉnh Trà Vinh chưa đề cập tới. c) Đánh giá thông qua tham vấn cộng đồng địa phương Thông qua, phỏng vấn nhanh sử dụng bảng hỏi có hình ảnh đối tượng loài quý hiếm nhằm tăng tính hiệu quả trong đánh giá, người dân địa phương đều khẳng định 100% không khai thác các loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, mức độ nhận biết loài quý hiếm trong cộng đồng còn chƣa tốt, các HTX chƣa hiểu rõ các loài nào nằm trong Sách đỏ hay các Quy định về Bảo tồn và đa dạng sinh học. Các dụng cụ khai thác của cộng đồng đều thân thiện với môi trƣờng và không có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường vùng nghêu.
  • Chuỗi giá trị và sức bật cho con tôm Việt
    Tác giả: OXFAM, ICAFIS
    Ngày xuất bản : 08/17/2018
    Mô tả ngắn :
    Sản xuất tôm hiện nay là nguồn thu nhập chính của khoảng một triệu người, trong đó 80% là người nuôi quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, ngành tôm còn tạo việc làm cho gần ba triệu lao động trong các nhà máy chế biến. Chính vì vậy, liên kết chuỗi là rất quan trọng để ngành tôm phát triển bền vững, nó là mắc xích kết nối giữa doanh nghiệp, người nuôi tôm và các nhà quản lý. Dự án "Phát triển chuỗi giá trị tôm bền vững, công bằng tại Việt Nam (SusV)" do tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp thực hiện cùng Trung tâm ICAFIS triển khai tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là một trong những dự án đã và đang thực hiện liên kết chuỗi tôm. Trải qua nửa chặng đường thực hiện, dự án đã có được nhiều kết quả tích cực. Rất nhiều bài viết từ các đơn vị báo chí truyền thông đã viết về những hoạt động và hiệu quả của dự án. Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn “Chuỗi giá trị và Sức bật cho con tôm Việt”, tổng hợp một số bài viết tiêu biểu về ngành tôm Việt Nam đã được đăng trên báo và tạp chí từ năm 2016 đến năm 2018. Các bài viết được tập hợp theo chủ đề, từ những vấn đề tiêu biểu về định hướng chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành tôm Việt Nam nói riêng, cho đến những vấn đề trong liên kết chuỗi và chính sách tài chính chuỗi kèm theo nhiều phân tích, bình luận của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng giới thiệu một số mô hình nuôi tôm thành công tại Đồng bằng sông Cửu Long. Hy vọng những bài viết này sẽ giúp quý vị độc giả hiểu rõ hơn về vai trò và mục đích của dự án và tâm huyết của những người đang thực hiện nó. Và cuốn sách sẽ là nhịp cầu nối của người nuôi tôm, doanh nghiệp ngành tôm với các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách, góp phần vào sự phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.
  • SỔ TAY AN TOÀN VỀ TIẾT KIỆM ĐIỆN TRONG NUÔI TÔM
    Tác giả:
    Ngày xuất bản : 07/30/2018
    Mô tả ngắn :
    Nhu cầu về năng lượng là nhu cầu rất cần thiết và rất trong mọi hoạt động sống từ sinh hoạt đến sản xuất. Không chỉ riêng các ngành công nghiệp thì nhu cầu về điện và an toàn trong nuôi tôm cũng là vấn đề cấp bách cho người nuôi tôm. Ngành nuôi tôm đang chuyển biến rất lớn từ nuôi tôm truyền thống sang nuôi theo quy mô siêu thâm canh hiện đại sử dụng nhiều thiết bị liên quan tới điện mà môi trường nuôi tôm và tiết kiệm điện trong nuôi tôm còn yếu kém do người nuôi chưa có kinh nghiệm sâu và kỹ năng sử dụng an toàn trong thiết kế vận hành và sử dụng an toàn tiết kiệm. Nên vấn đề sử dụng an toàn và tiết kiệm điện trong nuôi tôm là rất cần thiết cho người nuôi tôm trong quá trình nuôi. Sổ tay an toàn về điện trong nuôi tôm được dự án “ Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững và công bằng tại Việt nam – SusV” tài tợ bởi liên minh EU được triển khai bởi tổ chức OXFAM Việt Nam và Trung Tâm Hợp Tác Quốc Tế Nuôi Trồng Và khai Thác Thủy Sản Bền Vững – ICAFIS, hỗ trợ biên soạn nhằm hỗ trợ người nuôi tôm nắm rỏ hơn về quy trình thiết kế, vận hành và sử dụng thiết bị hiệu quả, Qua đó hướng dẫn các phương pháp tiết kiệm điện trong nuôi tôm và sử dụng an toàn về điện nhằm giảm rủi ro về điện gây ra. Sổ tay an toàn và tiết kiệm trong nuôi tôm được biên soạn lần đầu nên khó tránh khỏi những sơ xuất, chúng tôi nhóm tác giả rất mong nhận được sự phản hồi từ quý đọc giả để sổ tay được cập nhật đầy đủ hơn. Trân Trọng! Website dự án: http://susv.icafis.vn/ Mọi thông tin liên hệ: Đinh Xuân Lập - Phó giám đốc ICAFIS Email: lap.dinhxuan@icafis.vn hoặc xuanlap45hh1@gmail.com
  • Báo cáo “ Phân tích ngành tôm Việt Nam năm 2015”
    Tác giả: ICAFIS
    Ngày xuất bản : 03/25/2016
    Mô tả ngắn :
    Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Ngành thủy sản hàng năm đã và đang đóng góp hơn 3% vào GDP cả nước, trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 đạt được con số ấn tượng 7,9 tỉ USD, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu đi 164 quốc gia. Tôm là một trong 04 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thủy sản Việt Nam (chiếm 44,39% năm 2015), tạo công ăn việc làm và thu nhập cho khoảng 700.000 hộ gia đình. Trong hơn mười năm trở lại đây, nghề nuôi tôm tại Việt Nam phát triển rất ấn tượng. Trong năm 2012, khoảng 658 000 ha được sử dụng để nuôi tôm, mang về 477.000 tấn tôm đạt giá trị xuất khấu 2,25 tỷ USD (so cới 163 tấn năm 2003), tăng 300% trong 11 năm và được đánh giá là ngành có mức tăng trưởng bình quân tốt 6,82%/năm. Tuy nhiên ngành tôm vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như: i) Đối mặt với nhiều dịch bệnh (EMS, báo tử trùng…); ii) Sự ô nhiễm môi trường do phát triển quá nhanh; iii) Khoảng cách giữa công nghệ nuôi tôm và giá tôm; iv) Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm; v) Hệ thống chứng nhận còn nhiều…. Báo cáo “ Phân tích ngành tôm Việt Nam năm 2015” được các chuyên gia đầu ngành về thủy sản và kinh tế của Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) thực hiện. Báo cáo đưa ra và phân tích diễn biến quá trình phát triển của ngành tôm Việt Nam thời gian vừa qua và trong năm 2015, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, phân tích lợi thế cạnh tranh và môi trường đâu tư và dự báo xu hướng phát triển. Báo cáo được đánh giá là tài liệu tham khảo hưu ích cho: - Các nhà hoạch định chính sách; - Các công ty đầu tư, phân tích thị trường. - Các công ty sản xuất trong ngành. - Các nhà nghiên cứu, giảng dạy. - Các dự án đầu tư phát triển. Để đặt mua và phân tích theo đặt hàng xin liên hệ: Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) Tầng 3, Nhà A7, số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội Contact: Đinh Xuân Lập – Điện thoại: 0985024307 – Email: lap.dinhxuan@icafis.vn
  • Danh mục Các công ty nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm, cá tra
    Tác giả:
    Ngày xuất bản : 03/23/2016
    Mô tả ngắn :
    Ngành thủy sản hàng năm đã và đang đóng góp hơn 3% vào GDP cả nước, trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 đạt 7,9 tỉ USD. Đặc biệt trong 20 năm qua tôm nước lợ và cá tra là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm 70,7 % tổng giá trị xuất khẩu, đạt 4,6 tỷ USD vào năm 2013. Tôm và cá tra dự báo sẽ tiếp tục là mặt hàng chủ lực kéo xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng. Hiện nay, số lượng các công ty có nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra và tôm đã tăng hơn về số lượng so với những năm trước. Trong khi đó thông tin về liên lạc cũng như thông tin của các công ty chế biến, xuất khẩu cá tra và tôm chưa được hệ thống một cách chi tiết và đầy đủ. Vì điều này mà khiến cho việc liên lạc và tìm hiểu thông tin của những khách hàng cũng như người có nhu cầu hợp tác, đầu tư với các công ty trở nên khó khăn. Sự gián đoạn liên lạc và thiếu hụt thông tin này sẽ làm giảm đi về hiệu quả kinh tế cũng như sự kết nối, hợp tác, phát triển của các công ty, tổ chức với nhau nói riêng và của Ngành Thủy sản nói chung. Chính vì những điều cần thiết và sự quan trọng của thông tin trên, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã hệ thống thông tin và biên soạn thành cuốn “ Danh mục Các công ty nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm, cá tra”. Tài liệu này được biên soạn với mục đích là giúp việc tìm thông tin nhanh hơn, chính xác hơn và đầy đủ hơn cho các khách hàng cũng như các đối tác trong lĩnh vực chế biến, xuất khẩu tôm và cá tra ở Việt Nam và quốc tế. Để biết thêm chi tiết về tài liệu xin liên hệ: Ông Đinh Xuân Lập - Phó giám đốc ICAFIS Email: lap.dinhxuan@icafis.vn Điện thoại: 0985024307
  • ICAFIS - CHUỖI GIÁ TRỊ TÔM TỈNH SÓC TRĂNG
    Tác giả: ICAFIS, SCAP
    Ngày xuất bản : 12/22/2015
    Mô tả ngắn :
    Nghiên cứu được thực hiện trong khuân khổ dự án “Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm TỈNH SÓC TRĂNG và đầu tư kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam và Đông Nam Á” đơn vị triển khai Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS)
  • ICAFIS - Trách Nhiệm Xã Hội doanh nghiệp và Phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam
    Tác giả:
    Ngày xuất bản : 10/30/2015
    Mô tả ngắn :
    Trách nhiệm xã hội (CSR) là vấn đề liên quan mật thiết đến sự phát triển bền vững, khẳng định uy tín và sống còn của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Trách nhiệm xã hội ảnh hưởng đến một loạt các vấn đề liên quan, mang tính quyết định của doanh nghiệp: uy tín của doanh nghiệp với cộng đồng địa phương, bạn hàng; giá trị thương hiệu; gắn kết của người lao động với doanh nghiệp; bảo vệ môi trường; tránh suy giảm nguồn lợi và duy trì lợi nhuận công ty. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện bắt buộc để tạo sự cân bằng, bền vững và phát triển trong tương lai. ICAFIS - Corporate social responsibility in fisheries (CSR)
  • ICAFIS - SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CHO KHỐI TÀU CÁ VIỆT NAM
    Tác giả:
    Ngày xuất bản : 10/30/2015
    Mô tả ngắn :
    Tài liệu này là sản phẩm của Dự án “Thúc đẩy thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản Việt Nam” do Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS) tổ chức thực hiện, và được hỗ trợ bời OXFAM. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế nói chung, yêu cầu về phát triển bền vững ngày càng được quan tâm nhiều hơn và trở thành những tiêu chí, điều kiện để hội nhập và phát triển cũng như liên quan đến năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi ngành hàng. Ngành thủy sản nói chung, nghề khai thác hải sản nói riêng không nằm ngoài quy luật đó. Hiện nay, nhiều nhà phân phối, nhà bán lẻ hải sản và các sản phẩm có nguồn gốc nguyên liệu từ khai thác thủy sản đã yêu cầu các nhà cung cấp phải tuân thủ các thực hành tốt trong quản lý, hoạt động khai thác và thực hành trách nhiệm xã hội như những yêu cầu, ràng buộc bắt buộc trong việc ký kết các hợp đồng thương mại. Các tổ chức cấp chứng nhận độc lập (Bên thứ ba) như Global GAP, ASC… đang xây dựng và bổ sung thêm các tiêu chuẩn về trách nhiệm với xã hội,trách nhiệm môi trường trong sản xuất thủy sản như những điều kiện quan trọng để có được chứng nhận cho nghề cá hoặc ngành hàng quan tâm. Đặc biệt là khi nghề đánh bắt hải sản ở một số quốc gia đang gặp phải những khó khăn liên quan đến vấn đề bền vững về môi trường, nguồn lợi, vấn đề về việc sử dụng lao động trên biển, trong nhà máy chế biến hải sản, việc định hướng và có hướng dẫn thực hành cụ thể cho các bên tham gia liên quan nhằm có hướng đi đúng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là hết sức cần thiết. Sổ tay Hướng dẫn Thực hành trách nhiệm xã hội ngành khai thác thủy sản Việt Nam góp phần hướng dẫn khối tàu cá, các chủ tàu, doanh nghiệp khai thác hải sản có những thực hành tốt nhằm vận hành hoạt động sản xuất theo hướng nghề cá có trách nhiệm, tránh được những thách thức liên quan đến các vấn đề xã hội, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thủy sản bền vững, ổn định và góp phần phát triển kinh tế, sinh kế cho cộng đồng ngư dân ven biển cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Cuốn sổ tay này được xây dựng nhằm áp dụng cho nhóm tàu khai thác hải sản bao gồm cả tàu cá ven bờ và nhóm tàu cá xa bờ. Hy vọng, sổ tay này có thể được sử dụng cho các nhà quản lý, các bên tham gia liên quan tham khảo, phục vụ công việc quản lý, phát triển ngành thủy sản theo hướng có trách nhiệm, bền vững, thân thiện với môi trường và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Tài liệu được xây dựng với sự tham gia của Ban điều hành dự án, OXFAM, các chuyên gia tư vấn và được hoàn thiện căn cứ vào ý kiến của các bên liên quan và chuyên gia trong ngành. Hi vọng cuốn tài liệu này sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà quản lý và hoạch định chính sách, doanh nghiệp, chủ tàu, công nhân, ngư dân, các nhà nghiên cứu, các cán bộ thủy sản, các bạn sinh viên và những người quan tâm. Trong quá trình biên soạn không thể không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong muốn những đóng góp tiếp theo của Qúy vị để báo cáo này ngày càng được hoàn thiện. Hà Nội, tháng 10 năm 2015 TS Lê Thanh Lựu Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS)

Trang