Tài Liệu

  • Danh bạ nhà nhập khẩu sản phẩm từ nghêu
    Tác giả:
    Ngày xuất bản : 03/31/2023
    Mô tả ngắn :
  • SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LUẬT LAO ĐỘNG 2019 TRONG NGÀNH THUỶ SẢN
    Tác giả:
    Ngày xuất bản : 04/07/2022
    Mô tả ngắn :
    Cuốn sổ tay này được một số chuyên gia thuộc ngành lao động và thủy sản soạn thảo với lời văn đơn giản nhất, lược trích nội dung pháp luật cơ bản nhất, cần thiết nhất và chú trọng tới các hành động và công việc thực tiễn để người người sử dụng lao động và người lao động dễ hiểu và dễ thực hiện.
  • BÁO CÁO Khảo sát về ảnh hưởng môi trường và biến đổi khí hậu trong nuôi nghêu
    Tác giả: P.Gs. TS Võ Nam Sơn, TS Hùynh Trường Giang, Ts. Nguyễn Thị Kim Liên
    Ngày xuất bản : 12/30/2019
    Mô tả ngắn :
  • BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG CÁC LOÀI THỨ CẤP VÀ TRỮ LƢỢNG NGHÊU THƢƠNG PHẨM Ở XÃ TÂN THÀNH, HUYỆN GÒ CÔNG ĐÔNG, TỈNH TIỀN GIANG
    Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Hồng Duyên, ThS. Cao Ngân Giang
    Ngày xuất bản : 03/31/2021
    Mô tả ngắn :
    Nghề nuôi động vật thân mềm, nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở vùng ven biển Việt Nam đang có xu hướng phát triển rất mạnh, đặc biệt là nuôi nghêu, sò huyết,... Trong đó, nghề nuôi nghêu (Meretrix Lyrata) ở ven biển đã có những bước phát triển mạnh mẽ về diện tích và sản lượng nuôi cũng như mức độ thâm canh trong những năm qua. Là một trong bốn ngành thủy sản chủ lực của Việt Nam (cùng với tôm, cá tra, cá rô phi) và được ưa chuộng tại nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt ở EU. Tuy nhiên, nghề nuôi nghêu hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn như nguồn lợi suy giảm, tác động của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,... Giai đoạn 2010 – 2019, hầu hết các bãi nghêu tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Trà Vinh thể hiện xu hướng thu hẹp về diện tích và thay đổi vị trí phân bố theo hướng ra xa bờ hơn, tỷ lệ giảm diện tích trung bình tại 3 tỉnh là 21,7%, mật độ và sinh lượng cũng giảm. Việc suy giảm về loài nghêu có thể tác động trực tiếp từ việc phát triển hoặc suy giảm về loài của các loại thứ cấp sống cộng sinh khác cùng với nghêu. Trong bối cảnh đó, đươc sự tài trợ của Liên Minh Châu ÂU (EU), tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng phối hợp triển khai dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu ở Việt Nam” tại 03 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh (2018-2020). Dự án được thiết kế dựa trên lý thuyết về sự thay đổi - lý thuyết này được chứng minh là hiệu quả trong các ngành nông nghiệp khác: Những người sản xuất quy mô nhỏ có thể cải thiện thu nhập từ nghêu, có được năng lực đàm phán và tiếp cận thị trường tiềm năng khi năng lực quản trị chuỗi của họ được cải thiện, đạt được chứng nhận, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường và có kết nối với các công ty chế biến và thương mại. Nhằm đạt được những kết quả và mục tiêu đã đề ra, việc thường xuyên theo dõi và cập nhật số liệu về loài thứ cấp, sản lượng sinh trưởng và phát triển của Nghêu rất quan trọng, từ các kết quả này, có định hướng phát triển nghề nghêu, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, hệ sinh thái tốt hơn. Chính vì vậy, cần tổ chức hoạt động thường xuyên “Đánh giá trữ lượng các loài thứ cấp và trữ lượng nghêu thương phẩm ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang”
  • Cho vay theo chuỗi giá trị, chiến lược cho vay phát triển nông nghiệp hiệu quả
    Tác giả: Phạm Xuân Hòe, Nguyễn Thị Minh Hằng - Viện chiến lược, Ngân hàng nhà nước Việt Nam
    Ngày xuất bản : 07/26/2018
    Mô tả ngắn :
    LINK TẢI TÀI LIỆU: https://www.slideshare.net/LapDinh1/cho-vay-theo-chui-gi-tr-chin-lc-cho-vay-pht-trin-nng-nghip-hiu-qu Cho vay theo chuỗi giá trị (value chain finance) là một trong các chiến lược cho vay nông nghiệp rất phổ biến và mang lại hiệu quả trên thế giới hiện nay. Cho vay theo chuỗi giá trị được định nghĩa là các dòng vốn đầu tư vào các liên kết khác nhau trong một chuỗi giá trị. Nói cách khác, đó là bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ, sản phẩm tài chính và dịch vụ hỗ trợ để tạo vốn cho một chuỗi giá trị nhằm giải quyết những nhu cầu và khó khăn của những người tham gia trong chuỗi đó, có thể là một nhu cầu về tài chính, nhu cầu để bảo đảm an toàn cho việc bán hàng, mua sắm sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và/hoặc nâng cao hiệu quả trong chuỗi. Cho vay theo chuỗi giá trị là một cách tiếp cận toàn diện trong đó không chỉ ở người đi vay trực tiếp mà còn là quá trình phân tích và dự báo về từng thời kỳ cụ thể để lựa chọn cho vay theo các công đoạn, các khâu trong chuỗi giá trị. Ở đây, các mối liên kết trong chuỗi cũng có thể cho phép đầu tư theo dòng vốn lên hoặc xuống trong chuỗi. Nhằm hỗ trợ cho việc sản xuất tôm bền vững ở ĐBSCL, dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất Tôm Bền vững - Công bằng tại Việt Nam (SusV)” được tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu (EU) qua chương trình Chuyển dịch Châu Á (SWITCH Asia programme) đã ra đời và được triển khai trong 04 năm (2016-2019) trên địa bàn 03 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng. Dự án có mục tiêu tổng quát là đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thông qua việc cải thiện các tác động xã hội và môi trường của sản xuất và chế biến tôm. Dự án cũng hướng tới cải thiện việc tiếp cận với các nguồn tài chính, hiệu quả sản xuất, trao quyền cho người nuôi tôm quy mô nhỏ, vận động hành lang cho việc áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững trong chính sách cho vay theo chuỗi giá trị của Chính phủ. Dự án hướng tới một cách tiếp cận đa bên (bao gồm khối nhà nước, tư nhân, phi chính phủ và các tổ chức dân sự) cho việc phát triển chuỗi giá trị tôm thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn bền vững, cải thiện hiệu quả sản xuất cũng như nâng cao sự tiếp cận với các nguồn tài chính. Mọi thông tin liên hệ: Đinh Xuân Lập - Phó giám đốc ICAFIS Email: xuanlap45hh1@gmail.com hoặc lap.dinhxuan@icafis.vn
  • Chứng nhận tổ chức Thực hành tốt Minh bạch và Trách nhiệm giải trình năm 2015 - 2016
    Tác giả: ICAFIS
    Ngày xuất bản : 11/28/2015
    Mô tả ngắn :
    Chứng nhận đạt được dựa trên quá trình đánh giá của chuyên gia tư vấn chương trình CSOTAI được tài trợ bởi IRISH AID