Những chương trình Trách nhiệm Xã hội (CSR) tạo ra giá trị bằng cách nào?

Source: srb.com.vn

 

Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện đại, các công ty thường xuyên phải đối mặt với những áp lực ngày càng gia tăng từ phía chính phủ, đối thủ cạnh tranh, và từ chính những nhân viên của mình đòi hỏi trở thành công ty dẫn đầu không chỉ trong ngành sản xuất kinh doanh chính mà còn trong việc giải quyết tốt các vấn đề môi trường, xã hội và cộng đồng

Những chương trình Trách nhiệm Xã hội (CSR) tạo ra giá trị bằng cách nào?
 
Thực tế la hầu hết các công ty đều xem các chương trình CSR như một cách thức để thực hiện “hợp đồng” giữa công ty và xã hội. Nhưng liệu những chương trình này có tạo ra được giá trị về mặt tài chính hay không? và nếu có thi sẽ tạo ra như thế nào?
 
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện đại, các công ty thường xuyên phải đối mặt với những áp lực ngày càng gia tăng từ phía chính phủ, đối thủ cạnh tranh, và từ chính những nhân viên của mình đòi hỏi trở thành công ty dẫn đầu không chỉ trong ngành sản xuất kinh doanh chính mà còn trong việc giải quyết tốt các vấn đề môi trường, xã hội và cộng đồng.
 
Trong nhiều trường hợp, các bên liên quan và các lãnh đạo doanh nghiệp thường tách việc thực hiện các chương trình CSR ra khỏi những giá trị kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp hoặc độc
lập hóa giá trị của những chương trình này với giá trị của cổ đông do không đủ dữ liệu để đánh giá các chương trình này về mặt tài chính.
 
Thực tiễn cho thấy có rất nhiều công ty đã và đang tạo ra giá trị thực sự từ những chương tr.nh CSR như vậy, qua đó làm tăng doanh thu, giảm chi phí và rủi ro. Một số công ty khác đang
phát triển hệ dữ liệu đầy đủ và toàn diện để đo lường và đánh giá giá trị trung và dài hạn của các chương trình CSR.
 
Vấn đề ở đây là các chương trình CSR như vậy tạo ra giá trị bằng cách nào?
Thông thường nhất, các chương trình như vậy tạo ra giá trị bằng cách làm tăng danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường, điều này phần nào giúp các cổ đông nhận thức rõ hơn về những hoạt động thực sự mà công ty đang thực hiện.
 
Tuy nhiên, khía cạnh mà bài viết này muốn đề cập tới đó là các chương trình này tạo ra giá trị cho doanh nghiệp thông qua việc cải thiện tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả quản lý. Để tiếp cận cách thức như vậy, bài viết sẽ lần lượt nghiên cứu các ví dụ thực tiễn trong đó các doanh nghiệp hàng đầu đã thực hiện để thấy được các chương trình CSR trên thực tế tạo ra giá trị như thế nào.
 
CẢI THIỆN TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
Các nghiên cứu trường hợp gần đây nhất cho thấy các chương trình này có tác động đáng kể tới quá trình tăng trưởng của công ty ở năm lĩnh vực: thị trường mới, sản phẩm mới, khách hàng mới hay thị phần, cải tiến, và danh tiếng hay sự khác biệt. Dưới đây sẽ đề cập chi tiết từng lĩnh vực với các ví dụ công ty điển hình.
 
Thị trường mới. IBM đã sử dụng những chương trình về môi trường, xã hội và quản lí để thiết lập vị thế của mình tại những thị trường mới. Ví dụ như công ty sử dụng chương trình Công cụ cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển một dự án kinh doanh với các bên liên quan địa phương, trong đó bao gồm cả các quan chức chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Trong sự hợp tác với Công ty tài chính quốc tế (Ngân hàng thế giới), Ngân hàng ICICI của Ấn Độ, ngân hàng Banco Real của Brazil, và Tập đoàn Dun & Bradstreet Singapore, IBM đã sử dụng dịch vụ cung cấp nguồn dữ liệu miễn phí trên internet phục vụ quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển. Tổng cộng có 30 trang web về Công cụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với 16 loại ngôn ngữ. IBM xây dựng chương trình này không chỉ giúp cải thiện danh tiếng cũng như những mối quan hệ hợp tác của IBM tại thị trường mới mà c.n giúp công ty phát triển những mối quan hệ với các công ty có tiềm năng trở thành bạn hàng
của IBM trong tương lai.
 
Sản phẩm mới. IBM cũng phát triển những sản phẩm dữ liệu xanh, những sản phẩm này giúp công ty tăng trưởng thông qua việc đáp ứng những mối quan tâm đến môi trường của các khách hàng. Ví dụ như một sự hợp tác mới giữa IBM và tổ chức Nature Conservancy trong việc
phát triển kĩ thuật h.nh ảnh 3D nhằm cải thiện chất lượng nước. Dự án này ứng dụng khả năng hoạt động của bộ phận cảm biến trong nước của IBM nhằm kết nối không dây với hệ thống quản lí dữ liệu trung tâm để đưa ra những quyết định cải thiện công tác quản lí nguồn nước. Dự án này còn chú trọng tới những nhu cầu môi trường cấp thiết và tạo ra cơ hội kinh doanh cho IBM.
 
Khách hàng mới. Công ty Telefonica đang phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới hướng tới những khách hàng trên 60 tuổi. Để vượt qua những rào cản về kiến thức, Telefonisca đ. hợp tác với các hiệp hội người cao tuổi nhằm giới thiệu cho những người đã về hưu lợi ích của công nghệ mới, ví dụ như dạy họ cách liên lạc với con cháu đang sống ở nước ngoài. Công ty đã nắm bắt được nhu cầu xã hội thông qua việc giúp đỡ người dân sử dụng công nghệ và dịch vụ hiện đại cùng với việc xây dựng cơ sở khách hàng trong một thị trường mới.
 
Thị phần. Coca Cola là điển hình của một công ty sử dụng những hoạt động liên quan tới môi trường để tăng doanh thu. Máy bán hàng tự động của Coca Cola eKofreshment và nguồn nước giải khát soda thân thiện với môi trường hơn hẳn so với những đối thủ cạnh tranh khác: nó không chỉ loại trừ khí nhà kính dưới dạng khí lạnh mà cần cung cấp dịch vụ quản lí năng lượng hiệu quả, đây là dịch vụ Coca Cola phát triển nhằm giảm năng lượng mà những máy bán hàng này
tiêu thụ. Những sự đổi mới này tăng cường hiệu quả tiêu dùng năng lượng của thiết bị lên tới hơn 35%. Công ty cũng chú trọng tới lợi ích của những nhà bán lẻ, đặc biệt là những khỏan tiền tiết kiệm từ hiệu quả sử dụng năng lượng và đáp ứng nhu cầu cung cấp nhiều hơn những hệ thống tiết kiệm năng lượng như thế này.
 
Sự cải tiến. Công ty Dow Chemical cam kết đến năm 2015 thực hiện xong ít nhất 3 trong 4 mục tiêu: cung cấp lương thực đảm bảo chất lượng, trang trí nhà cửa, cung cấp hệ thống nước sạch; hoặc nâng cao an toàn sức khỏe cho cá nhân. Tất cả mục tiêu đó đều liên kết với hoạt động kinh doanh hiện nay cũng như những kế hoạch kinh doanh trong tương lai của Dow. Công ty đ. thực hiện sự đổi mới đó với nhiều thách thức, ví dụ, bằng cách tận dụng sự am hiểu về nhựa và sự làm sạch của nước để bổ sung vốn đầu tư cho các dự án kinh doanh và hỗ trợ bảo lãnh cho những doanh nhân Ấn Độ vay vốn để những người này phát triển hệ thống lọc nước phục vụ cho cộng đồng với chi phí hợp l.. Mục đích sau cùng của sáng kiến này là mô h.nh kinh doanh mới với việc bán các sản phẩm mới với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của xã hội, và điểm cốt yếu vẫn là đóng góp tăng trưởng cho Dow.
 
THÔNG QUA LỢI NHUẬN TRÊN VỐN ĐẦU TƯ
Các chương tr.nh về môi trường, xã hội và quản l. tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau, nhưng chủ yếu từ hiệu quả hoạt động và năng suất của người lao động.
Hiệu quả hoạt động. Những chương trình này có thể giúp doanh nghiệp có được những khoản tiền tiết kiệm đáng kể nhờ vào mục đích bảo vệ môi trường, ví dụ như giảm chi phí tiêu dùng năng lượng nhờ hiệu suất của năng lượng, giảm chi phí đầu vào nhờ sáng kiến đóng gói sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất. Để đạt được hiệu suất cao như trên đòi hỏi đầu tư vốn để cải tiến công nghệ, phương
pháp sản xuất, cải tiến sản phẩm, tuy nhiên doanh thu đạt được rất đáng kể.
 
Novo Nordisk công ty đi tiên phong trong các chương tr.nh về môi trường, cải tiến hiệu quả hoạt động của công ty là một ví dụ. Năm 2006, công ty đã đề ra mục tiêu lớn: giảm 10% lượng chất thải CO2 trong 10 năm tới. Khi cộng tác với một nhà cung cấp năng lượng địa phương, Novo Nordisk đ. nhận biết và chỉ ra khả năng tiết kiệm năng lượng ở chi nhánh sản xuất tại Đan Mạch của công ty, chỉ chiếm 85% lượng thải CO2 của công ty trên toàn cầu. Công ty đ. dùng số tiền
tiết kiệm này để trả giá cao hơn cho các nhà cung cấp nguồn năng lượng gió. Trong ba năm, nỗ lực của doanh nghiệp đã loại bỏ được 20,000 tấn chất thải CO2, và hi vọng đến 2014 nguồn năng lượng điện xanh này sẽ cung cấp điện hoạt động cho tất cả các công ty ở Đan Mạch. Bằng cách
này, Novo Nordisk không chỉ làm giảm lượng thải CO2 của công ty mà còn làm tăng hiệu suất sử dụng năng lượng trong hoạt động sản xuất của công ty, cắt giảm chi phí hoạt động mà còn góp phần xây dựng một thị trường về các nguồn năng lượng có thể phục hồi được ở Đan Mạch.
 
Năng suất lao động. Hãng Best Buy nỗ lực sẽ giảm sự luân chuyển lao động, đặc biệt là lao động nữ. Năm 2006, công ty cho ra đời Diễn đàn các nhà lãnh đạo của phụ nữ (WoLF), tại đây chỉ cho các nhóm lao động nữ cách thức để giúp doanh nghiệp của họ đổi mới bằng việc đóng góp những . tưởng, thực hiện chúng, và đánh giá kết quả. Những cải tiến này phải có liên quan chặt chẽ với việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng về phụ nữ, bằng việc làm thay đổi cách nh.n và cảm nhận của họ về những cửa hàng của Best Buy, và thay đổi cách phân loại các sản phẩm - bằng cách này sẽ làm tăng doanh thu bán hàng cho phụ nữ mà không nhất thiết phải giảm doanh thu bán hàng của nhân viên nam. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy các sáng kiến đổi mới, hương tr.nh này sẽ giúp phụ nữ sáng tạo được mạng lưới ủng hộ cho doanh nghiệp của họ, khuyến khích họ xây dựng kỹ năng l.nh đạo bằng việc tổ chức các sự kiện đem lại lợi ích cho xã hội. Hai năm đầu thực hiện chương trình này, sự luân chuyển lao động nữ đã giảm hơn 5% mỗi năm.
 
THÔNG QUA QUẢN TRỊ RỦI RO
Các công ty thường xem các vấn đề về môi trường, xã hội và quản lý như những rủi ro tiềm ẩn, và nhiều chương trình liên quan đến những vấn đề này ra đời nhằm mục đích giảm bớt những rủi ro đó – đặc biệt là những rủi ro về danh tiếng của công ty, ví dụ những vấn đề về pháp luật, giành được sự ủng hộ cần thiết của cộng đồng đối với các hoạt động kinh doanh và đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung ứng. Ngày nay, các công ty quản lý các rủi ro này bằng việc quan tâm đến các vấn đề từ tham nhũng, gian lận về bảo mật dữ liệu đến các thói quen trong lao động. Thiết lập và tuân thủ các chính sách như vậy là bộ phận cực kỳ quan trọng nhằm quản trị rủi ro, mặc dù điều đó không tạo nên sự khác biệt quan trọng giữa các công ty. Những doanh nghiệp hàng đầu có thể tạo nên sự khác biệt dựa trên những vấn đề cơ bản, và nắm bắt vai trò tiên phong trong quản trị các rủi ro về môi trường, xã hội và quản lý.
 
Luật pháp. Ở hầu hết các khu vực địa lý, chính sách pháp luật h.nh thành nên cấu trúc hoạt động và quy tắc ứng xử trong một ngành được các doanh nghiệp tham gia đóng góp việc thảo luận để ban hành. Muốn xây dựng niềm tin thiết yếu cho các nhà lập pháp và đảm bảo tiếng nói trong các cuộc thảo luận, doanh nghiệp cần phải tạo mối quan hệ vững chắc với các bên liên quan, và có danh tiếng trong việc thực hiện tốt các vấn đề môi trường, xã hội và quản lý.
Ví dụ, nhằm đóng góp hợp l. và thiện chí cho các chính sách về năng lượng và môi trường, công ty Verizon đã tài trợ cho các công tr.nh nghiên cứu về khoa học công nghệ thông tin nhằm tăng hiệu suất tiêu dùng năng lượng. Ví dụ, doanh nghiệp này đã tài trợ cho việc nghiên cứu và phát hành báo cáo mang tên Smart 2020, báo cáo này phân tích chi tiết về việc làm thế nào công nghệ thời nay, cùng với sự kết nối Internet trên quy mô lớn có thể giúp nước Mỹ giảm tới 22% lượng thải khí CO2, và sự phụ thuộc tài nguyên đầu vào nước ngoài giảm tới 36% đến năm 2020.
 
Sự ủng hộ của cộng đồng. Để hoạt động kinh doanh trong một quốc gia hay một hiệp hội, các công ty cần có được sự ủng hộ của cộng đồng, đặc biệt trong các vấn đề nhạy cảm. Ví dụ, hiện nay vấn đề chiến lược về nguồn năng lượng nước toàn cầu được thực hiện phổ biến thông qua các hoạt động: trồng cây xanh, bảo vệ các nguồn dẫn nước, cung cấp nguồn nước an toàn cho cộng đồng, và tuyên truyền những hiểu biết về nguồn nước trên quy mô toàn cầu. Những hoạt động đó đ. giúp tránh được sự phản ứng mạnh mẽ tiềm tàng về việc sử dụng nguồn nước cũng như những vấn đề tiềm ẩn về nguy cơ thiếu nước. Coca-Cola là một điển hình tiên phong trong việc xác định những rủi ro về việc tiếp cận nguồn nước, mức độ sẵn có và chất lượng nước đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2003, Coca-Cola bắt đầu phát triển mô hình đánh giá mối đe dọa của việc thiếu nước ở cấp độ nhà máy. Mô hình này đã giúp Coca-Cola định lượng được những rủi ro tiềm ẩn và do đó cho phép công ty này sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có để phát triển và thực hiện các kế hoạch nhằm giảm bớt các rủi ro đó.
 
Chuỗi cung ứng. Nhiều công ty không còn chỉ tập trung vào các rủi ro từ các hoạt động hàng ngày với các nhà cung cấp mà giờ đã xem xét khả năng bền vững lâu dài của các nhà cung cấp hiện nay. Ví dụ, trong chiến lược sáng tạo giá trị chung của Nestle, công ty này đã phải giải thích để tất cả các bên liên quan hiểu và ủng hộ. Để làm gương, Nestle đã làm việc trực tiếp với những người nông dân và dân cư làm nông nghiệp, những người đã cung cấp cho công ty 40% lượng sữa và 10% lượng cà phê. Nhằm đảm bảo thực hiện những cam kết của công ty và đánh giá sự ưu đãi dành cho cộng đồng dân cư này, Nestle đ. đẩy mạnh sự phát triển của họ bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề cho nông dân, trả tiền trực tiếp theo giá thị trường cho những
người nông dân chứ không qua những nhà môi giới. Ngược lại, công ty nhận được những mặt hàng nông sản chất lượng cao hơn. Mối quan hệ lành mạnh này giúp các nhà máy của Nestle có những nguồn cung cấp đáng tin cậy, thậm chí ngay cả khi thị trường đang khan hiếm hàng. Năm
2007, khi giá sữa đột ngột tăng cao, chính nhờ mối quan hệ trực tiếp với những nhà cung cấp mà Nestle đ. giảm bớt được rủi ro về nguồn cung cấp và giá cả trên thế giới, và cũng nhằm bảo đảm lợi ích của tất cả các bên liên quan – từ nông dân cho tới người tiêu dùng.
 
THÔNG QUA CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ
Các Giám đốc tài chính và các nhà đầu tư chuyên nghiệp nhận thấy các chương trình về môi trường, xã hội và quản lý được thực hiện tốt cũng đại diện cho tính hiệu quả về quản l. của công ty. Theo quan sát, các chương tr.nh này có tác động mạnh mẽ đến ba lĩnh vực được các nhà đầu tư cho là rất quan trọng: tăng sức mạnh và phát triển đội ngũ l.nh đạo, ở tất cả các cấp; khả năng thích nghi của một doanh nghiệp; và sự cân bằng giữa những ưu tiên ngắn hạn với tầm nhìn chiến lược dài hạn.
 
Phát triển đội ngũ l.nh đạo. Tập đoàn IBM đã đề cử các nhà l.nh đạo hàng đầu để làm việc chuyên môn với các tổ chức phi chính phủ, các doanh nhân, và các cơ quan của chính phủ trong các thị trường mới nổi tiềm năng. Các chương trình này đã cải thiện được kỹ năng lãnh đạo của những người tham gia một cách có ý nghĩa; tăng cường sự nhận thức về văn hóa, hiểu biết toàn cầu, và thỏa thuận với IBM; và đưa ra cho công ty những kiến thức và những kỹ năng mới. Theo
những đánh giá mới đây, gần như toàn bộ những người tham dự cho biết rằng mối liên hệ giữa họ với công ty có khả năng tăng cao, và họ sẽ gắn bó với IBM.
 
Khả năng thích ứng trong kinh doanh. Các công ty cần thích ứng linh hoạt với những biến đổi không báo trước, ví dụ, việc cố gắng gắn bó với địa phương, với những lĩnh vực kinh doanh trong suốt thời kỳ khủng hoảng hoặc suy thoái – thường sẽ thu được những lợi ích dài hạn, như mối quan hệ bền vững và đáng tin cậy với cộng đồng dân cư địa phương. Các chương tr.nh về môi trường, xã hội và quản lý là một cách để gia tăng khả năng thích ứng này. Ví dụ, Tập đoàn Cargill hiện đang cố gắng duy tr. cơ quan đại diện và các hoạt động kinh doanh của họ ở Zimbabwe trong một điều kiện khó khăn; thay v. phải trả lương cho những công nhân ở đây bằng đồng tiền nội địa đang mất giá, công ty này đã trả cho họ những kiện lương thực và những phiếu mua nhiên liệu đ. thanh toán trước. Công ty này đã thực hiện những kế hoạch đầu tư dài hạn tương tự ở 66 quốc gia khác mà công ty đang hoạt động.
 
Tầm nhìn chiến lược trong dài hạn. Những công ty có tầm nh.n dài hạn thường sử dụng những hoạt động môi trường, xã hội và quản lí để dự báo trước những rủi ro từ những vấn đề mới phát sinh và để biến những rủi ro này thành cơ hội. Ví dụ như công ty Novo Nordisk được quản lí dựa theo những nguyên tắc “Tam giác” với ba cạnh là tính khả thi về mặt kinh tế, môi trường và trách nhiệm xã hội gắn liền với hoạt động kinh doanh. Ví dụ như công ty này không chỉ đầu tư để ngăn ngừa, chẩn đoán và chữa trị bệnh đái đường và xây dựng nên cơ sở hạ tầng về bảo vệ sức khỏe mà còn sử dụng những khoản đầu tư này để nâng cao vị thế công ty trên thị trường lâu năm và phát triển hoạt động kinh doanh trên những thị trường mới.
 
Như vậy, mặc dù các chương trình CSR thường được xem là chỉ mang lại lợi ích gián tiếp và trong dài hạn, vì vậy rất khó đánh giá được giá trị của những hoạt động này, nhưng các nghiên cứu và ví dụ thực tiễn ở trên đ. chứng minh điều ngược lại. Nhiều công ty có thể đánh giá một cách trực tiếp hiệu quả tài chính của những dự án này trong ngắn hạn; ví dụ thông qua những tiêu chuẩn kinh doanh truyền thống như hiệu quả về chi phí.
Ngoài ra cũng có thể đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn như cam kết, đạo đức và sự hòa nhập nơi làm việc, sự đa dạng của những nhà cung cấp, tác động của môi trường, quan hệ giữa nhân viên và cộng đồng, quan điểm của những bên liên quan về trách nhiệm xã hội và sự trao tặng cộng đồng. Những công ty biết cách đánh giá tác động trong ngắn hạn và dài hạn của các chương tr.nh môi trường, xã hội và quản lí sẽ thành công trong việc đưa ra những tiêu chí mục tiêu để đánh giá hiệu quả của những chương trình này.
 

Tác giả bài viết: VietED

Nguồn tin: www.vietnamreport.net

Share: 

Tin tức khác