ICAFIS Publication

  • Status of Fisheries in Mekong Basin - Tay Nguyen
    Author: Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập
    Date of publishing : 04/24/2015
    Description :
    Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2, có hơn 120 con sông lớn nhỏ chảy ra biển, cửa sông ven biển, đầm phá, đặc biệt là rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô, vùng triều với các thủy vực nước ngọt là những hệ sinh thái tiêu biểu, đặc thù để phát triển thủy sản. Do nhu cầu tưới tiêu, thuỷ lợi và sản xuất điện, Việt Nam đã xây dựng được rất nhiều hồ chứa cỡ lớn và trung bình: Vùng trung du miền núi phía Bắc có 1.750 hồ chứa; vùng Đồng bằng sông Hồng có 35 hồ chứa; vùng Bắc Trung bộ; vùng duyên hải miền Trung có 32 hồ chứa, vùng Tây Nguyên có 972 hồ chứa, vùng Đông Nam bộ có nhiều hồ lớn như Trị An, Thác Mơ, Dầu Tiếng, Hàm Thuận và rất nhiều hồ chứa nhỏ. Tổng diện tích các thuỷ vực nước ngọt của Việt Nam được dùng cho khai thác và nuôi trồng thủy sản là 1,4.106ha. Ngoài vai trò chính như thủy điện, cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, cải thiện giao thông, chống lũ cho hạ lưu…hồ chứa còn mang lại lợi ích kinh tế về du lịch, thể thao và đặc biệt phát triển ngành thủy sản.
  • The application of certification in aquaculture in Vietnam
    Author: Tưởng Phi Lai, Đinh Xuân Lập, Phạm Minh Luân
    Date of publishing : 04/24/2015
    Description :
    Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Quy mô của Ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của Ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Thời kỳ 1985-2008, ngành Thủy sản tăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình từ 6-10%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản lượng thủy sản đạt 6,17%/năm. Năm 2011, nuôi trồng thủy sản đạt 3 triệu tấn, khai thác thủy sản đạt trên 2,2 triệu tấn (Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 5,2 triệu tấn). Tuy nhiên ngành Thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với hàng chục tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau từ các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế khác. Với nhiều tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn về chất lượng và giá trị sản phẩm, trong khi mỗi tiêu chuẩn chỉ có phạm vi công nhận trong một vài quốc gia, điều này đang trở thành gánh nặng cho ngành Thủy sản Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đầu ra bấp bênh như hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 1503 /QĐ-BNN-TCTS ngày 5/7/2011 về việc ban hành Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) và đang được khuyến khích áp dụng (sau này có thể sẽ tiến tới bắt buộc). Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về “Hiện trạng áp dụng chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam”. Qua đó để xuất các giải pháp quản lý tránh tình trạng lỏng lẻo, không thống nhất như hiện nay.
  • Fisheries Co-management in Vietnnam
    Author: Icafis Group
    Date of publishing : 04/24/2015
    Description :
    Fisheries Co-management in Vietnnam

Pages